logo header

Phương pháp xử lý vết đốt của côn trùng hiệu quả

Trong trường hợp bị công trùng cắn nặng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh...

Nếu bị một số loài côn trùng độc hại tấn công, tùy mức độ tổn thương sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.

phuong-phap-xu-ly-vet-dot-cua-con-trung-hieu-qua

1. Các triệu chứng lâm sàng

Côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội.

Hầu hết khi mọi người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Côn trùng độc đốt thường gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ. Ngứa thường không phải là một mối quan tâm. Một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng, cảm giác đau nhói, có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa tính mạng cần phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Côn trùng cắn không độc gây ít triệu chứng hơn, nhưng ngứa, khó chịu cường độ cao (da nổi sẩn mề đay). Tại các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn còn có thể truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsial và sốt xuất huyết.

2. Cách điều trị khi bị côn trùng cắn, đốt

Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đốt, thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng. Một số rất ít bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh...

Côn trùng đốt, nếu phản ứng nhẹ, nên được lấy ngòi ra khỏi da bằng dao hay kim hoặc nhíp nhổ ra. Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Nếu cần thiết, dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống.

Côn trùng chích với một số người còn có thể bị dị ứng toàn thân như phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Những phản ứng này bắt buộc phải điều trị trong bệnh viện. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.

Nếu bệnh nhân hay dị ứng với côn trùng đốt, nên mang theo một hộp chống dị ứng có chứa adrenaline (epinephrine).

Mục đích điều trị chính của côn trùng cắn là ngăn chặn ngứa. Bôi tại chỗ và uống thuốc kháng histamin, dung dịch calamin hoặc bôi kem gây tê tại chỗ. Nếu nặng hơn có thể dùng steroid tại chỗ và uống. Vết cắn của côn trùng có mang mầm bệnh thì việc điều trị bằng kháng sinh phù hợp là rất cần thiết.

Cách xử lý khi bị một số côn trùng độc hại thường gặp cắn, đốt:

- Muỗi đốt: Khi bị muỗi đốt có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người đặc biệt là sốt xuất huyết, sốt rét,.... Sau khi bị muỗi đốt, nơi bị đốt thường sưng nề đỏ, ngứa rất khó chịu. Trước tiên sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút. Hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt. Nên thực hiện 3 lần/ngày. Có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

- Bọ chét, ve: Bọ chét sống ký sinh trên chó, mèo. Khi cắn người gây ngứa, nổi ban. Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da, nhất là ve, do đó trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng không sót lại ở chỗ cắn, hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve vì nếu tự dứt ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Sau khi bị bọ chét, ve cắn phải rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Với bọ chét đốt bôi DEP hoặc kem kháng histamin lên vết cắn. Với ve, lấy vôi tôi bôi vào vết cắn hoặc lấy thuốc lào (vê khoảng 1 viên bằng hạt lạc) tẩm nước điếu (phần nước trong điếu thuốc lào) đắp lên vết cắn và băng lại trong khoảng 15-20 phút. Ngày thực hiện 2 lần.

- Ong: Nếu bị ong mật đốt (chỉ một nốt đốt và để lại ngỏi), lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương mỗi ngày 2 lần, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Nếu bị ong vò vẽ đốt (sau khi đốt thường không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt), nọc độc của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó ngay sau khi bị đốt cần rửa vết đốt bằng xà phòng và nước ấm rồi chườm lạnh; sau đó chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.        

3. Cách phòng ngừacôn trùng đốt

Các biện pháp đơn giản sau đây có thể ngăn ngừa côn trùng đốt và cắn:

- Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong đốt. Kiểm soát mùi hôi tại những buổi dã ngoại, rác..., là nơi có thể thu hút côn trùng.

- Phá hủy hoặc rời tổ, bọng ong ra xa nhà của bạn. Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng sẽ là nơi thu hút muỗi.

- Bao che thân thể với quần áo, nón, tất và găng tay khi đi vào khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, cắn.

- Duy trì tốt vệ sinh cá nhân và hộ gia đình. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình.

- Sử dụng chất xua côn trùng có sẵn ở thị trường có chứa DEET (diethyltoluamide) là những biện pháp hiệu quả nhất. Permethrin có thể sử dụng để ngâm quần áo có tác dụng bảo vệ trong hai tuần, qua hai lần giặt và cũng có thể bôi trực tiếp lên da, có tác dụng xua côn trùng trong vài ngày.

Vitamin B1 có thể được sử dụng như một loại thuốc chống côn trùng (da có một mùi đặc trưng)./.

Hoàng Minh tổng hợp

Cập nhật lần cuối: 8/17/2015 8:41:47 AM

ve trang truocVề trang trước ban inBản in

Liên kết hữu ích

 

Hà Nội:

ho tro cua luoi chong muoi Ngọc Anh (Ms.)

dien thoai di dong 0914 920 004 - 024 33 509 686

 email [email protected]

------------------------------------------

Tp. Hồ Chí Minh:

 ho tro cua luoi chong muoi Hà (Mr.)

dien thoai di dong 0943 642 356 - 0988 694 059

email [email protected]

 

 

dich vu sua chua cua luoi chong muoi

 

tim dai ly phan phoi cua luoi chong muoi

 

 Những mẫu cửa lưới chống muỗi tự cuốn phổ biến nhất

Tin tức mới nhất

  • Giàn phơi thông minh đã và đang trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là những gia đình ở các khu chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng lâu năm cộng với yếu tố thời tiết tác động, giàn phơi thông minh của gia đình bạn cũng không thể tránh khỏi những hư hỏng nhất định. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ sửa chữa giàn phơi uy tín, chất lượng nhất, và nhanh nhất nhé.

    Kính gửi quý khách: Bảng báo giá linh kiện sửa chữa giàn phơi .

    Xem thêm »
  •  Lắp đặt cửa lưới chống chuột phòng bệnh hanta. Hanta là một loại bệnh có thể bùng thành dịch lây lan chính qua chuột . Cửa lưới chống muỗi
     

    Xem thêm »
  • Thực tế đã chứng minh, lắp lưới chống chuột, lắp lưới chống côn trùng là một biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của ruồi, muỗi, gián, chuột cũng như các loại côn trùng khác.

    Xem thêm »
  • Chuột là động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm. Chuột có số lượng lớn, đa dạng về chửng loại và rất dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên. Hơn nữa chuột sinh sản rất nhiều và liên tục khiến cho sự phân bố của chúng rất rộng lớn.

    Xem thêm »
  • Hiện nay, việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi đã trở nên rất phố biến. Cửa chống muỗi không chỉ được sử dụng để lắp đặt tại các gia điình, các căn hộ chung cư hay biệt thự mà còn được lắp tại các nhà xưởng, khu công nghiệp hay văn phòng làm việc.

    Xem thêm »
  •  Lắp đặt cửa lưới chống muỗi chính là biện pháp tốt nhất cho mọi gia đình khi mà các dịch bệnh do muỗi gây ra ngày càng tăng nhanh. Hãy lựa chọn một sản phẩm cửa lưới chống muỗi tốt cho ngôi nhà của mình.

    Xem thêm »
  •  Càng đến mùa mưa thì cửa lưới chống muỗi lại càng được nhiều khách hàng lắp đặt sử dụng hơn với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Không chỉ những hộ gia đình mà hiện nay, các doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để mang đến không gian làm việc tốt nhất.

    Xem thêm »
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều model cửa lưới chống muỗi. Để có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn lắp cửa chống muỗi loại nào cho ngôi nhà của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Xem thêm »
  • Lưới inox hiện nay đang là một vai trò chủ chốt trong hầu hết các phương pháp chống muỗi của nhiều hộ gia đình.  

    Xem thêm »
  •  Cửa lưới chống muỗi không chỉ được lắp đặt tại các căn hộ gia đình để chống muỗi, ngăn muỗi mà lưới chống muỗi còn được lắp đặt ở các nhà trẻ, trường mầm non, giúp cho trẻ có được không gian vui chơi và học tập tốt nhất.

    Xem thêm »
  •  Có nhiều phương pháp để chống muỗi, côn trùng. Nhưng đâu là biện pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng nhất. Cửa lưới chống muỗi là một trong những phương pháp chống muỗi được nhiều gia đình sử dụng.

    Xem thêm »
  •  Cửa lưới chống muỗi ngày càng tiện dụng hơn, được nhiều khách hàng sử dụng hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh các sự cố, hỏng hóc và lúc này cửa lưới cần phải được bảo dưỡng.

    Xem thêm »
  • Tìm đườngTìm đường
    chat zaloChat zalo
    Miền BắcMiền Bắc
    Miền NamMiền Nam
    chat facebookMessenger