logo header

Muỗi và nguy cơ dịch bệnh bùng phát mùa hè

Muỗi thuộc loại côn trùng độc hại và mỗi năm thế giới có hàng trăm nghìn người chết do mắc các bệnh truyền từ muỗi như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...

Khí hậu nóng ấm trong mùa hè đã tăng sự phát triển của muỗi. Theo tiến sĩ Vũ Đức Chính, khoa Côn trùng học, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, trên thế giới có hàng nghìn loài muỗi, mỗi loài có đặc điểm sinh thái khác nhau và gây ra những phiền phức, bệnh tật cho con người không giống nhau.

Chẳng hạn, muỗi truyền bệnh sốt rét là Anophen có đặc điểm thích đốt người vào ban đêm, thích đẻ ở nơi nước sạch, nước chảy gần rừng. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết là loài hoạt động vào ban ngày, thích sống ở khu thành thị, ven đô, nông thôn. Muỗi Culex truyền bệnh giun chỉ, viêm não Nhật Bản đốt người vào ban đêm và phân bố ở khắp nơi.

"Xét về mức độ nguy hiểm, muỗi là loài giết nhiều người nhất. Muỗi ở khắp mọi nơi, lây lan nhiều bệnh tật nguy hiểm và nhiều người chưa ý thức được mối nguy từ muỗi", tiến sĩ Chính cho hay.

 

Muoi-va-nguy-co-dich-benh-bung-phat

 

Với vùng có nhiều muỗi, các gia đình nên sử dụng màn khi đi ngủ. Ảnh minh họa: Theguardian.

1. Muỗi Anophen làm lây lan bệnh sốt rét nguy hiểm

Sốt rét là chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt. Người bị sốt rét thường có các biểu hiện ban đầu gồm sốt cao, ớn lạnh và các triệu chứng như bị cúm nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Muỗi Anophen truyền bệnh hay sống trong rừng nên bệnh sốt rét thường gặp ở những người sống tại rừng, dân vùng sâu, vùng sa.

Bệnh này hiện có thể chữa và phòng ngừa bằng thuốc. Những người du lịch hay công tác tới vùng dịch bệnh nên uống thuốc phòng bệnh trước khi đi, trong thời gian lưu lại và một tuần lễ sau khi trở về.

2. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết và gây thành dịch

Bệnh sốt xuất huyết Dengue truyền từ người này sang người khác qua muỗi đốt. Muỗi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm virus nhưng không biểu hiện ra bên ngoài rồi từ đó lại đốt người khác và truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là loài Aedes. Đây là loài ưa thích hút máu người ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà. Muỗi trưởng thành thường trú đậu ở các xó tối trong nhà, đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình 25-35 độ C.

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết rất phổ biến. Trung bình, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 80.000 đến 100.000 trường hợp mắc, trong đó có hàng chục ca tử vong. Những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch trong các vật chứa, công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa... là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Người bị sốt xuất huyết Dengue thường có biểu hiện cấp tính như sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau như da đỏ xung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi... Những trường hợp nặng bệnh tiến triển dẫn tới tình trạng sốc vật vã, li bì, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

3. Muỗi Aedes gây ra bệnh sốt Chikungunya

Sốt Chikungunya là bệnh do virus Chikungunya mà muỗi là trung gian truyền bệnh. Bệnh sốt Chikungunya và bệnh sốt xuất huyết có một số triệu chứng giống nhau như sốt, nhức đầu, đau các khớp xương, đau cơ và da nổi ban đỏ. Tuy nhiên, Chikungunya có triệu chứng viêm khớp xương tiêu biểu với việc các đốt xương có vẻ cứng vào buổi sáng, khi cử động gây đau nhức, khó chịu. Một số trường hợp bị bệnh nặng có thể đau cơ và xương kéo dài tới vài tháng. Trẻ nhỏ mắc bệnh Chikungunya có thể dẫn tới gây tử vong.

Con người có rất ít khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh Chikungunya, vì thế muỗi có thể lây lan virus Chikungunya rất nhanh chóng. Để phòng bệnh này, điều quan trọng là phải làm giảm mật độ muỗi bằng cách loại bỏ các vật chứa nước không cần thiết, phun hóa chất, diệt bọ gậy. Những người đến các nơi có dịch Chikungunya cần tự bảo vệ khỏi muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, bôi kem đuổi muỗi, ngủ trong màn...

4. Muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản, bệnh giun chỉ bạch huyết

Bệnh viêm não Nhật Bản được lây truyền từ động vật như lợn, chim sang người qua trung gian truyền bệnh là loài muỗi Culex. Bệnh này thường gặp ở vùng nông thôn.

Bệnh viêm não Nhật Bản thường gây tổn thương nặng nề, có thể để lại di chứng liệt, rối loạn thần kinh, tâm thần và có tỷ lệ tử vong cao nên ngoài các biện pháp phòng chống muỗi, biện pháp tốt nhất vẫn là sử dụng văcxin để dự phòng.

Bệnh giun chỉ bạch huyết (hay còn gọi là chân voi) là một căn bệnh nhiệt đới do ký sinh trùng giun chỉ gây ra, cũng lây truyền qua đường muỗi đốt. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân thường tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh, nhẹ là viêm hệ thống mạch bạch huyết, có các cơn sốt cấp tính. Phù nề mạch bạch huyết và dẫn tới hiện tượng "chân voi", đặc trưng bởi tình trạng da dày, phù nề rõ rệt ở chân, bộ phận sinh dục nam giới; thường là hậu quả của nhiễm trùng thứ phát khi nhiễm giun chỉ.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 120 triệu người mắc bệnh "chân voi", chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Căn bệnh đã khiến khoảng 40 triệu người bị dị dạng và nằm liệt giường. Dấu hiệu điển hình của bệnh chân voi là lớp da của bệnh nhân dày và phù lên rõ rệt, đặc biệt ở ở chân và bộ phận sinh dục ngoài của nam giới.

5. Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn

Muỗi rất dễ tìm môi trường sống và sinh sôi nảy nở vô cùng nhanh. Tất cả các dụng cụ chứa nước, đồ hứng nước mưa, từ cốc, chén, mảnh sành vỡ, bình đựng hoa, chậu, xong... đều có thể trở thành nơi để muỗi sinh sản. Trứng muỗi có thể nằm ủ cả tháng để đợi điều kiện phù hợp nở ra thành bọ gậy, lăng quăng rồi từ đó tiếp tục phát triển thành muỗi. Khi thời tiết ấm nóng, muỗi có thể sinh đẻ mỗi hai tuần một lần. Nhiệt độ thích hợp với muỗi là 30 độ C và tuổi thọ của muỗi là từ vài ngày tới ba bốn tuần lễ.

Muỗi có thể di chuyển rất nhanh và chúng hiện còn có khả năng kháng các loại thuốc diệt côn trùng.

Theo Vương Linh (Vnexpress)

 

Cập nhật lần cuối: 8/21/2015 8:46:41 AM

ve trang truocVề trang trước ban inBản in

Liên kết hữu ích

 

Hà Nội:

ho tro cua luoi chong muoi Ngọc Anh (Ms.)

dien thoai di dong 0914 920 004 - 024 33 509 686

 email [email protected]

------------------------------------------

Tp. Hồ Chí Minh:

 ho tro cua luoi chong muoi Hà (Mr.)

dien thoai di dong 0943 642 356 - 0988 694 059

email [email protected]

 

 

dich vu sua chua cua luoi chong muoi

 

tim dai ly phan phoi cua luoi chong muoi

 

 Những mẫu cửa lưới chống muỗi tự cuốn phổ biến nhất

Tin tức mới nhất

  • Giàn phơi thông minh đã và đang trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là những gia đình ở các khu chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng lâu năm cộng với yếu tố thời tiết tác động, giàn phơi thông minh của gia đình bạn cũng không thể tránh khỏi những hư hỏng nhất định. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ sửa chữa giàn phơi uy tín, chất lượng nhất, và nhanh nhất nhé.

    Kính gửi quý khách: Bảng báo giá linh kiện sửa chữa giàn phơi .

    Xem thêm »
  •  Lắp đặt cửa lưới chống chuột phòng bệnh hanta. Hanta là một loại bệnh có thể bùng thành dịch lây lan chính qua chuột . Cửa lưới chống muỗi
     

    Xem thêm »
  • Thực tế đã chứng minh, lắp lưới chống chuột, lắp lưới chống côn trùng là một biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của ruồi, muỗi, gián, chuột cũng như các loại côn trùng khác.

    Xem thêm »
  • Chuột là động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm. Chuột có số lượng lớn, đa dạng về chửng loại và rất dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên. Hơn nữa chuột sinh sản rất nhiều và liên tục khiến cho sự phân bố của chúng rất rộng lớn.

    Xem thêm »
  • Hiện nay, việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi đã trở nên rất phố biến. Cửa chống muỗi không chỉ được sử dụng để lắp đặt tại các gia điình, các căn hộ chung cư hay biệt thự mà còn được lắp tại các nhà xưởng, khu công nghiệp hay văn phòng làm việc.

    Xem thêm »
  •  Lắp đặt cửa lưới chống muỗi chính là biện pháp tốt nhất cho mọi gia đình khi mà các dịch bệnh do muỗi gây ra ngày càng tăng nhanh. Hãy lựa chọn một sản phẩm cửa lưới chống muỗi tốt cho ngôi nhà của mình.

    Xem thêm »
  •  Càng đến mùa mưa thì cửa lưới chống muỗi lại càng được nhiều khách hàng lắp đặt sử dụng hơn với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Không chỉ những hộ gia đình mà hiện nay, các doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để mang đến không gian làm việc tốt nhất.

    Xem thêm »
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều model cửa lưới chống muỗi. Để có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn lắp cửa chống muỗi loại nào cho ngôi nhà của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Xem thêm »
  • Lưới inox hiện nay đang là một vai trò chủ chốt trong hầu hết các phương pháp chống muỗi của nhiều hộ gia đình.  

    Xem thêm »
  •  Cửa lưới chống muỗi không chỉ được lắp đặt tại các căn hộ gia đình để chống muỗi, ngăn muỗi mà lưới chống muỗi còn được lắp đặt ở các nhà trẻ, trường mầm non, giúp cho trẻ có được không gian vui chơi và học tập tốt nhất.

    Xem thêm »
  •  Có nhiều phương pháp để chống muỗi, côn trùng. Nhưng đâu là biện pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng nhất. Cửa lưới chống muỗi là một trong những phương pháp chống muỗi được nhiều gia đình sử dụng.

    Xem thêm »
  •  Cửa lưới chống muỗi ngày càng tiện dụng hơn, được nhiều khách hàng sử dụng hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh các sự cố, hỏng hóc và lúc này cửa lưới cần phải được bảo dưỡng.

    Xem thêm »
  • Tìm đườngTìm đường
    chat zaloChat zalo
    Miền BắcMiền Bắc
    Miền NamMiền Nam
    chat facebookMessenger