Dịch sốt xuất huyết đang ở thời điểm đỉnh dịch, tại một số bệnh viện như: Nhiệt đới Trung ương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2... bệnh nhân sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Do vậy cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả giúp giảm bớt nguy cơ bị bệnh và những biến chứng khó lường của dịch bệnh.
Bộ y tế đã thống kê và tổng kết số ca mắc sốt xuất huyết của cả nước với hơn 40.000 ca và 20 trường hợp tử vong tính đến ngày 29/9. Trong đó, địa phương dẫn đầu trong cả nước về số ca mắc sốt xuất huyết là TP HCM với 9.000 ca, trong đó 3 trường hợp tử vong; Đồng Nai 5.365 ca mắc, 3 ca tử vong; Bình Dương 3.087 ca, 6 ca tử vong; Hà Nội 2.700 ca mắc, chưa có trường hợp tử vong...
Với việc gia tăng số ca mắc, hiện nay theo ghi nhận của phóng viên nhiều cơ sở y tế đã quá tải do lượng bệnh nhân đến điều trị sốt xuất huyết ngày càng nhiều như: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương... Để mang lại
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, do số lượng bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tăng vọt trong tháng 9 với khoảng 300 ca đến viện điều trị khiến cho bệnh viện trở nên quá tải.
Do quá tải, bệnh nhân phải chuyển ra hành lang bệnh viện điều trị.
Để giải quyết tình trạng này, bệnh viện không còn cách nào khác là kê thêm giường bệnh tại hành lang bệnh viện cũng như bố trí các bệnh nhân nằm ghép gường với nhau.
Chia sẻ với phóng viên, bệnh nhân Trần Văn Chánh cho biết hiện đang là sinh viên năm nhất và mắc bệnh sốt xuất huyết ở khu thuê trọ. "Tôi sốt liên tục hai ngày, sang ngày thứ 3 sốt quá các bạn đưa vào viện và gọi bố mẹ lên. Hôm nay là ngày thứ 6 điều trị, nhưng cứ ăn vào là ói và vẫn còn sốt", sinh viên này cho hay.
Hiện, Chánh đang phải nằm ghép giường với 2 bệnh nhân khác cũng mắc bệnh sốt xuất huyết. "Nằm ghép như vậy rất bất tiện, bởi ngoài việc nằm nhiều đau và đỏ hết người thì việc chật trội cũng khiến có tôi không thể cựa được mỗi khi đau mỏi", bạn Chánh chia sẻ.
Đồng cảnh ngộ trên chị Nguyễn Thu Lê (Trương Định) mặc dù đang có bầu nhưng vẫn phải chấp nhận nằm ghép giường với các bệnh nhân khác. "Tôi nhập viện đã 4 ngày rồi, lúc ở nhà bị sốt và đỏ hết, tôi cũng nghĩ là bị sốt xuất huyết và phải nhập viện ngay do đang có bầu.
Hiện giờ tình trạng bệnh cũng đã giảm, đỡ sốt hơn và không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng để an toàn tôi vẫn xin ở lại theo dõi thêm. Khi nằm ngoài hành lang, tôi thấy rất chật chội và bất tiện, nhưng không còn cách nào khác", chị Lê chia sẻ.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang được bác sĩ thăm khám.
Nói về tình trạng này, BS Quách Duy Cường - Khoa Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, hiện đang là mùa sốt xuất huyết nên mỗi ngày Khoa đón 30 bệnh nhân sốt xuất huyết.
"Đối với tình hình giường bệnh hiện tại thì Khoa hiện tại không có đủ giường để điều trị cho bệnh nhân cho nên phần lớn 1 giường phải ghép 2 đến 3 bệnh nhân.
Trước khi bệnh nhân nhập viện, bệnh viện cũng đã giải thích rõ cho họ biết nếu như họ đồng ý thì làm thủ tục nhập viện và điều trị. Để giải quyết trước mắt tình trạng quá tải và lấy chỗ điều trị cho bệnh nhân, ngoài những giường điều trị chính trong phòng, bệnh viện đã kê thêm cáng ở ngoài hành lang chứ chưa có biện pháp nào khả thi hơn.
Bởi, nhiều bệnh nhân khi được các bác sĩ tư vấn chuyển xuống tuyến dưới để điều trị, thì họ không nghe và muốn ở lại bệnh viện để điều trị. Có lẽ họ cho rằng ở lại một bệnh viện tuyến đầu thì sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất", BS Cường cho biết.
Theo BS Cường, hiện tại số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chiếm hơn một nửa số bệnh nhân trong khoa, còn lại là các bệnh nhân mắc bệnh HIV, thủy đậu, quai bị, nhũn não…
"Có một số trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết do nhập viện muộn dẫn đến việc tiểu cầu thấp đã bị một số biến chứng như chảy máu chân răng hay mạch tim kéo dài gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi , màng bụng…", BS Cường thông tin.
Do vậy, những biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng, để bảo vệ chính mình và cả gia đình, các bạn hãy cùng Hoàng Minh thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy:
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi, kem đuổi muỗi..
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho các cửa của ngôi nhà.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Cập nhật lần cuối: 10/1/2015 9:22:04 AM
Hà Nội:
Ngọc Anh (Ms.)
------------------------------------------
Tp. Hồ Chí Minh:
Hà (Mr.)
Những mẫu cửa lưới chống muỗi tự cuốn phổ biến nhất
Giàn phơi thông minh đã và đang trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là những gia đình ở các khu chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng lâu năm cộng với yếu tố thời tiết tác động, giàn phơi thông minh của gia đình bạn cũng không thể tránh khỏi những hư hỏng nhất định. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ sửa chữa giàn phơi uy tín, chất lượng nhất, và nhanh nhất nhé.
Kính gửi quý khách: Bảng báo giá linh kiện sửa chữa giàn phơi .
Lắp đặt cửa lưới chống chuột phòng bệnh hanta. Hanta là một loại bệnh có thể bùng thành dịch lây lan chính qua chuột . Cửa lưới chống muỗi
Thực tế đã chứng minh, lắp lưới chống chuột, lắp lưới chống côn trùng là một biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của ruồi, muỗi, gián, chuột cũng như các loại côn trùng khác.
Chuột là động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm. Chuột có số lượng lớn, đa dạng về chửng loại và rất dễ thích nghi với các điều kiện tự nhiên. Hơn nữa chuột sinh sản rất nhiều và liên tục khiến cho sự phân bố của chúng rất rộng lớn.
Hiện nay, việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi đã trở nên rất phố biến. Cửa chống muỗi không chỉ được sử dụng để lắp đặt tại các gia điình, các căn hộ chung cư hay biệt thự mà còn được lắp tại các nhà xưởng, khu công nghiệp hay văn phòng làm việc.
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi chính là biện pháp tốt nhất cho mọi gia đình khi mà các dịch bệnh do muỗi gây ra ngày càng tăng nhanh. Hãy lựa chọn một sản phẩm cửa lưới chống muỗi tốt cho ngôi nhà của mình.
Càng đến mùa mưa thì cửa lưới chống muỗi lại càng được nhiều khách hàng lắp đặt sử dụng hơn với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Không chỉ những hộ gia đình mà hiện nay, các doanh nghiệp, khu công nghiệp cũng lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chống côn trùng để mang đến không gian làm việc tốt nhất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều model cửa lưới chống muỗi. Để có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn lắp cửa chống muỗi loại nào cho ngôi nhà của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Lưới inox hiện nay đang là một vai trò chủ chốt trong hầu hết các phương pháp chống muỗi của nhiều hộ gia đình.
Cửa lưới chống muỗi không chỉ được lắp đặt tại các căn hộ gia đình để chống muỗi, ngăn muỗi mà lưới chống muỗi còn được lắp đặt ở các nhà trẻ, trường mầm non, giúp cho trẻ có được không gian vui chơi và học tập tốt nhất.
Có nhiều phương pháp để chống muỗi, côn trùng. Nhưng đâu là biện pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng nhất. Cửa lưới chống muỗi là một trong những phương pháp chống muỗi được nhiều gia đình sử dụng.
Cửa lưới chống muỗi ngày càng tiện dụng hơn, được nhiều khách hàng sử dụng hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh các sự cố, hỏng hóc và lúc này cửa lưới cần phải được bảo dưỡng.